Bệnh lậu giai đoạn đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Trong nhiều trường hợp, bệnh lậu giai đoạn đầu không gây ra các dấu hiệu nhận biết nào đặc biệt. Đôi khi người bệnh có thể không nhận ra là bản thân đã nhiễm bệnh lậu, điều này gây khó khăn cho công tác chẩn đoán và điều trị.
Các triệu chứng bệnh lậu giai đoạn đầu
Trong nhiều trường hợp, nhiễm vi khuẩn bệnh lậu giai đoạn đầu không gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên, nhiễm trùng có thể xuất hiện, ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cơ thể và gây ra một số dấu hiệu như sau:
1. Ở nam giới
Ở nam giới, thời gian ủ bệnh lậu có thể kéo dài từ 2 – 7 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp thời gian ủ bệnh có thể lên đến 30 ngày. Thời gian ủ bệnh càng lâu thì bệnh càng nghiêm trọng và khó điều trị.
Do đó, nhận biết bệnh lậu giai đoạn đầu là rất quan trọng. Một số dấu hiệu bao gồm:
- Đau đớn khi đi tiểu
- Có mủ hoặc dịch trong giống như mủ chảy ra từ dương vật
- Đau hoặc sưng ở một bên tinh hoàn.
- Hai mép quy đầu có thể bị sưng tấy, đỏ.
- Nổi hạch ở hai bên bẹn.
- Đau khi quan hệ tình dục hoặc khi dương vật cương cứng.
- Trong các trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể bị chảy máu ở quy đầu.
- Sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đớn toàn cơ thể.
Bệnh lậu ở nam giới cần được điều trị kịp lúc. Vi khuẩn lậu tồn tại lâu trong cơ thể có thể dẫn đến viêm mào tinh hoàn ảnh hưởng đến ống dẫn tinh và khả năng xuất tinh. Nếu không được điều trị kịp lúc, có thể dẫn đến vô sinh nam.
2. Ở nữ giới
Ở nữ giới các dấu hiệu bệnh lậu thường khó nhận biết hơn. Các triệu chứng lậu thường bị nhầm lẫn với với viêm nấm âm đạo, viêm bàng quang hoặc viêm niệu đạo. Điều này dẫn đến chẩn đoán và điều trị sai lầm và khiến tình trạng lậu trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, bệnh lậu giai đoạn đầu ở nữ giới thường phát triển một cách âm thầm, không rõ ràng. Chỉ có khoảng 3% nữ giới nhận ra các dấu hiệu bệnh lậu và có biện pháp xử lý đúng đắn.
Các dấu hiệu bệnh lậu giai đoạn đầu ở nữ giới bao gồm:
- Tiểu buốt, đau khi đi tiểu, tiểu ra chất dịch lạ hoặc máu.
- Tăng tiết dịch âm đạo một cách bất thường.
- Chảy máu ở âm đạo ngoài chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Đau âm ỉ vùng bụng hoặc đau buốt ở vùng chậu.
Ngoài ra, ở cả nam và nữ vi khuẩn lậu có thể gây ra các triệu chứng ở miệng. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng đây là dấu hiệu viêm họng hoặc là dấu hiệu nhiễm nấm Candida. Tuy nhiên, đau họng do vi khuẩn lậu thường có cường độ cao hơn nhiều so với viêm họng kèm theo các vết loét sưng tấy bên trong khoang miệng. Bệnh lậu cần được điều trị đúng hướng và đúng thời điểm để tránh các biến chứng.
3. Ở trẻ sơ sinh
Nếu em bé được sinh ra từ một người mẹ mang vi khuẩn lậu, bé có thể nhiễm khuẩn thông qua âm đạo khi chào đời. Trong khoảng 2 ngày sau khi ra đời, mắt trẻ có thể bị sưng, đỏ, phù nề và có mủ màu vàng. Nếu không được điều trị đúng lúc, bé rất có khả năng bị viêm kết mạc mắt hoặc mù vĩnh viễn.
Em bé mắc bệnh lậu bẩm sinh có thể được điều trị bằng một loại thuốc nhỏ mắt ngay sau khi sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng mắt phát triển, trẻ sơ sinh có thể được điều trị bằng kháng sinh.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Liên hệ với bác sĩ chuyên môn hoặc bệnh viện ngay khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh lậu. Hoặc khi nhận thấy mủ hoặc máu xuất hiện từ dương vật, âm đạo, trực tràng.
Ngoài ra, bạn tình của bạn cũng cần được chẩn đoán và điều trị bệnh lậu. Tuy nhiên, trong thời gian ủ bệnh, các xét nghiệm bệnh lậu có thể âm tính. Do đó, để đảm bảo bạn cần thực hiện lại các xét nghiệm sau 2 tuần.
Cách điều trị bệnh lậu giai đoạn đầu
Bệnh lậu giai đoạn đầu thường được điều trị bằng thuốc sinh sinh. Thuốc có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng và điều trị khỏi bệnh lậu. Tuy nhiên, hãy sử dụng theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Điều trị nên được bắt đầu ngay khi quá trình chẩn đoán được thực hiện.
1. Điều trị bệnh lậu giai đoạn đầu ở bộ phận sinh dục:
- Ceftriaxone 250 mg, tiêm vào cơ bắp một liều duy nhất.
- Azithromycin (Zithromax) sử dụng thông qua đường uống.
Nếu không có sẵn Ceftriaxone hoặc nếu người bệnh dị ứng với Ceftriaxone, bác sĩ có thể kê một toa thuốc thay thế:
- Cefixime (Suprax) 400 mg, sử dụng thông qua đường uống
- Azithromycin (Zithromax), 1 g, uống một liều duy nhất.
2. Điều trị bệnh lậu ở miệng:
Nhiễm trùng lậu ảnh hưởng đến cổ họng khó điều trị hơn những bệnh ảnh hưởng đến vùng sinh dục. Mặc dù các loại thuốc kháng sinh được chỉ định để điều trị, tuy nhiên đôi khi thuốc thường không mang lại hiệu quả.
Bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết cổ họng và kiểm tra trong phòng thí nghiệm sau 5 – 7 ngày để xác định biện pháp điều trị phù hợp. Điều này có thể giúp bác sĩ xác định vi khuẩn lậu đã được chữa khỏi hay chưa và có biện pháp điều trị thích hợp hơn.
3. Đối với phụ nữ mang thai:
Việc điều trị bệnh lậu cho phụ nữ mang thai cần được thực hiện thận trọng và dự phòng trường hợp biến chứng sang thai nhi.
Phương pháp điều trị bệnh lậu ở phụ nữ mang thai cũng tương tự như các trường hợp khác. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nhập viện để quan sát và phòng ngừa các biến chứng.
Trong các trường hợp vi khuẩn nhiễm vào máu, người bệnh cần được nhập viện để được điều trị phù hợp hơn. Điều này cũng góp phần hạn chế tình trạng vô tình lây nhiễm bệnh lậu cho người khác.
Trong những năm gần đây, bệnh lậu giai đoạn đầu có xu hướng phát triển mạnh mẽ và có thể kháng kháng sinh. Do đó, đôi khi người bệnh cần được điều trị bằng các loại kháng sinh mạnh hơn và trong thời gian dài hơn. Trao đổi với bác sĩ nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng.
Các tìm kiếm liên quan đến bệnh lậu giai đoạn đầu
hình ảnh bệnh lậu giai đoạn đầu
bệnh lậu nam
bệnh lậu có chữa được không
dấu hiệu bệnh lậu ở nữ
cách chữa bệnh lậu tại nhà
bệnh lậu lây qua đường nào
bệnh lậu ở miệng nam giới
bệnh lậu lâu năm