Bệnh lậu miệng: Triệu chứng, mức độ nguy hiểm và cách chữa
Bệnh lậu miệng là bệnh nhiễm trùng sinh dục ở vùng miệng. Do vi khuẩn song cầu lậu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Căn bệnh xã hội này nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời. Vi khuẩn sẽ ăn vào máu, tim, não bệnh nhân. Gây ra biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí tính mạng con người.
Thế nào là bệnh lậu ở miệng
Thế nào là bệnh lậu miệng? Đây là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm do song cầu khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Loại vi khuẩn này có thể tấn công ở bộ phận sinh dục nam và nữ, hậu môn hoặc vị trí niêm mạc ẩm ướt,...
Hiện nay, số lượng người nhiễm song cầu khuẩn lậu ở miệng đang có dấu hiệu gia tăng. Lý do bởi tỷ lệ các cặp đôi quan hệ bằng miệng ngày một nhiều, không có bất cứ biện pháp phòng tránh nào.
Nguyên nhân gây bệnh lậu ở miệng
Nguyên nhân chính nào dẫn đến bệnh lậu miệng. Song cầu khuẩn lậu khi tiếp xúc với cơ thể, có khả năng lây lan rất nhanh, nhất là những vị trí niêm mạc ẩm ướt. Do đó, người bệnh cần chú ý các con đường lây nhiễm.
- Có quan hệ tình dục bằng miệng với người nhiễm bệnh
- Vô tình dùng tay chạm vào vùng da bị nhiễm bệnh và đưa lên miệng
- Hôn nhau bằng miệng
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng,...
Triệu chứng thường gặp của bệnh lậu ở miệng
Nhận biết triệu chứng bệnh lậu miệng bằng cách nào? Thông thường, vi khuẩn song cầu lậu xâm nhập vào cơ thể từ 1 - 2 ngày thì miệng người bệnh bắt đầu có triệu chứng. Người bệnh cần đặc biệt lưu ý để nhận biết sớm, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Bệnh lậu ở miệng giai đoạn cấp tính:
- Miệng bắt đầu xuất hiện ổ mủ có màu trắng hoặc hơi ngả sang vàng
- Cổ họng luôn có cảm giác đau rát, sưng tấy và ngứa
- Tùy thuộc mức độ bệnh, các ổ mủ có thể xuất hiện nhiều hoặc ít
Bệnh lậu ở miệng giai đoạn mãn tính:
- Vùng miệng có nhiều mụn mủ bị lở loét kèm theo mùi hôi khó chịu
- Người bệnh hay bị sốt cao, ớn lạnh, luôn cảm thấy mệt mỏi trong người,...
- Nổi hạch bạch huyết quanh cổ gây sưng đau, khó chịu.
Lưu ý: Chuyên gia bệnh xã hội khuyến cáo, khi bệnh lậu ở miệng chuyển biến sang giai đoạn mãn tính. Nếu không điều trị kịp thời, có thể để lại hậu quả nặng nề. Thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng bệnh nhân.
Bệnh lậu ở miệng có nguy hiểm không?
Bệnh lậu miệng khi đang ở những giai đoạn đầu thường có các triệu chứng giống viêm họng, viêm amidan,... Điều này khiến người bệnh dễ bị nhầm lẫn, chủ quan trong việc thăm khám và điều trị. Nguy cơ bệnh chuyển sang mãn tính cao, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Ung thư vòm họng
- Mắc các bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục dẫn đến vô sinh
- Nhiễm trùng máu và viêm khớp xương
- Gây tổn thương cho tim và não
- Tăng nguy cơ mắc các căn bệnh xã hội khác
Ngoài ra, phụ nữ mang thai nhiễm bệnh lậu, nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi rất cao. Vi khuẩn theo máu và cuống rốn lây nhiễm sang thai nhi. Người mẹ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.
Kết luận: Bệnh lậu ở miệng là bệnh xã hội nguy hiểm. Người bệnh không được chủ quan. Ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường ở miệng, cổ họng,... cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu không bệnh tình ngày càng nghiêm trọng và khó chữa trị hơn.
Các phương pháp điều trị bệnh lậu ở miệng
Khi nghi ngờ bản thân bị mắc bệnh lậu miệng, người bệnh cần trực tiếp đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Để được tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán chính xác bệnh, cũng như có phác đồ điều trị thích hợp.
1. Điều trị lậu ở miệng bằng thuốc
Thông thường, đối với bệnh lậu ở miệng giai đoạn nhẹ sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh liều cao. Bác sĩ kê đơn thuốc có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
Các loại thuốc điều trị bệnh lậu ở miệng thường được sử dụng dưới dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Có tác dụng ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để mang đến hiệu quả tốt nhất. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà, nguy cơ kháng thuốc, khiến việc điều trị gặp khó khăn.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị lậu ở miệng, người bệnh cũng nên lưu ý những điều sau đây:
- Giữ gìn vệ sinh vùng miệng sạch sẽ.
- Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể nhằm tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống lại bệnh tật.
- Tuyệt đối không sử dụng đồ uống, chất kích thích, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh và kết quả điều trị.
- Tuyệt đối tránh quan hệ tình dục bằng miệng để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.
2. Điều trị lậu ở miệng bằng phương pháp đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu
Khi bệnh lậu đã bước vào giai đoạn nặng, việc điều trị bằng thuốc, thay đổi thói quen sinh, chế độ ăn uống,... hầu như không còn tác dụng. Lúc này, bắt buộc bệnh nhân cần điều trị bằng phương pháp ngoại khoa tân tiến, hiện đại hơn.
Hiện nay, sử dụng phương pháp đông - tây kết hợp với sử dụng vật ly trị liệu (sóng hồng ngoại, viba) được nhiều bác sĩ quan tâm. Đây là phương mang lại nhiều ưu điểm như:
- Quy trình điều trị an toàn và mang lại hiệu quả cao
- Giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm do bệnh lậu ở miệng gây ra
- Trong quá trình điều trị không gây đau đớn, không ảnh hưởng xấu đến cơ quan khác.
- Thời gian điều trị và phục hồi diễn ra nhanh chóng, hạn chế nguy cơ bệnh tái phát trở lại.
Khi điều trị bệnh lậu ở miệng bằng phương pháp đông - tây y kết hợp vật lý trị liệu. Tốt nhất, bệnh nhân nên lựa chọn thực hiện tại địa chỉ y tế uy tín, chất lượng nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh lậu ở miệng
Bệnh lậu miệng là căn bệnh xã hội nguy hiểm, có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Nhất là những người quan hệ tình dục không an toàn. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh lậu ở miệng bạn cần chú ý. Từ đó giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân trọn vẹn:
- Nếu quan hệ tình dục, cần có biện pháp phòng tránh an toàn như sử dụng bao cao su, không quan hệ bằng miệng, tuyệt đối chung thủy 1 bạn tình.
- Nên hạn chế những cử chỉ thân mật hoặc tiếp xúc trực tiếp với người có nguy cơ mắc bệnh cao: gái mại dâm, đồng tính, người có nhiều bạn tình,...
- Không nên tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh khi trên da đang có vết thương hở. Khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, nguy cơ bệnh nặng thêm.
- Sau khi quan hệ tình dục, nên vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ
- Khi cảm thấy bản thân có bất cứ triệu chứng bất thường nào, cần liên hệ ngay bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Hy vọng, với những thông tin về bệnh lậu miệng được chúng tôi chia sẽ ở trên, sẽ giúp ích cho bạn trong việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Khi thấy có dấu hiệu của bệnh, bạn hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín tiến hành thăm khám, chẩn đoán chính xác để được phát đồ điều trị phù hợp nhất.
Các tìm kiếm liên quan đến bệnh lậu miệng
dấu hiệu bệnh lậu vòm họng
bệnh lậu lâu năm
bệnh lậu nam
bệnh lậu ở miệng có nguy hiểm không
mang bệnh lậu ở miệng vì yêu
giang mai ở miệng
hình ảnh bệnh lậu giai đoạn đầu
bệnh lậu chữa bao lâu thì khỏi