Bệnh lậu: Triệu chứng, con đường lây nhiễm, cách điều trị

Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội phổ biến nhất hiện nay. Với tốc độ lây truyền cao, vi khuẩn lậu có thể gặp ở tất cả đối tượng, phổ biến nhất là nam và nữ giới trong độ tuổi sinh sản. 

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Bệnh do vi khuẩn có tên khoa học Neisseria gonorrhoeae hay gonococcus gây ra. Đây là một loại vi khuẩn thường xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng, hậu môn. Đặc biệt là trong đường niệu đạo của phái mạnh. 

Bệnh lậu

Lậu có thể gặp phổ biến ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiều nhất vẫn là nam và nữ thuộc độ tuổi sinh sản. 

Triệu chứng nhận biết của bệnh lậu?

Thời gian đầu nhiễm bệnh, triệu chứng của bệnh lậu không rõ ràng nên rất khó nhận biết. Sau 10 - 20 ngày khi nhiễm vi khuẩn lậu, bệnh nhân mới xuất hiện những biểu hiện bất thường. Thêm nữa, triệu chứng bệnh ở nam và nữ giới không giống nhau. Cụ thể:

1. Triệu chứng lậu ở nam giới

Khi nhiễm vi khuẩn lậu, nam giới thường có các biểu hiện như: tiểu đau, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu lẫn máu hoặc mủ,... 

Trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể xuất hiện những giọt mủ như màu nhựa chuối ở lỗ niệu đạo, nhất là vào sáng sớm.

Ngoài ra, bệnh xã hội lậu còn khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức, sốt nhẹ, nổi hạch bẹn, ăn uống không ngon miệng,...

2. Triệu chứng lậu ở nữ giới

Khác với nam giới, nữ giới nhiễm khuẩn lậu hầu như không có triệu chứng nào rõ ràng. Chính vì thế thường bị xem nhẹ, bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những bệnh phụ khoa thông thường. 

Bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng khi đã chuyển sang giai đoạn nặng. Cụ thể là tiểu đau buốt, có mủ màu xanh, vàng chảy ra từ niệu đạo, cổ tử cung, vùng kín, mùi hôi tanh khó chịu,... 

Lậu ở nữ giới nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời đúng phương pháp, nguy cơ chị em gặp biến chứng như: viêm ống dẫn trứng, chửa ngoài dạ con,... Nữ giới mang thai bị lậu, rất dễ sảy thai hoặc truyền bệnh cho con khi sinh thường,...

Bệnh lậu lây truyền qua đường nào?

Bệnh lậu lây truyền qua đường nào? Thực tế, vi khuẩn lậu không thể tồn tại quá vài phút khi ra khỏi cơ thể con người. Lậu hầu như không lây qua tiếp xúc thông thường. Tìm hiểu rõ lậu lây qua đường nào giúp bệnh nhân có biện pháp phòng tránh tích cực.

  • Lây qua quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục không lành mạnh dưới bất kỳ hình thức nào đều có nguy cơ lây nhiễm lậu. Kể cả quan hệ tình dục qua cơ quan sinh dục, qua đường hậu môn, qua miệng,... không sử dụng biện pháp phòng tránh an toàn.

  • Lây qua những tiếp xúc gián tiếp

Vi khuẩn lậu có thể tồn tại trong các vật dụng cá nhân như: bàn chải đánh răng, nhà vệ sinh, bồn tắm,... Vì thế, nếu sử dụng chung những vật dụng cá nhân hay tiếp xúc với dịch mủ của người bệnh, nguy cơ nhiễm lậu rất cao.

  • Lây từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm bệnh lậu có thể dễ dàng truyền bệnh sang con. Bệnh lậu ở trẻ sơ sinh ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Bệnh lậu lây từ mẹ sang con

  • Lây qua đường truyền máu

Đây cũng là một trong những con đường lây nhiễm lậu chủ yếu. Cụ thể: truyền máu, hiến máu, sử dụng chung bơm kim tiêm, tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của bệnh nhân,...

Khi nào nên thực hiện xét nghiệm bệnh lậu?

Khi nào thực hiện xét nghiệm bệnh lậu là thích hợp? Câu hỏi này không phải người bệnh nào cũng trả lời được. Cùng tìm hiểu xem nam và nữ giới thực hiện xét nghiệm thời điểm nào hợp lý.

Nữ giới:

  • Dưới 25 tuổi và đang quan hệ tình dục.
  • Trên 25 tuổi và có nhiều hơn một bạn tình.
  • Trên 25 tuổi và có bạn tình mới.
  • Đang có triệu chứng nghi ngờ nhiễm lậu hoặc bạn tình của bạn đang nhiễm lậu 
  • Đang bị bệnh lây qua đường tình dục khác, ví dụ như Chlamydia
  • Nếu đang mang thai, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để thấy mình thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm lậu.

Nam giới:

  • Tương tự nữ giới, khi nam giới xuất hiện triệu chứng nghi bị lậu hoặc bạn tình đang nhiễm lậu.
  • Đang mắc một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác. Ví dụ như bệnh Chlamydia
  • Nam giới có hoạt động tình dục với nhiều bạn tình, người lưỡng giới. Hoặc người có quan hệ tình dục đồng tính,... Các đối tượng này nên được xét nghiệm lậu hàng năm

Cách điều trị bệnh lậu hiệu quả và an toàn

Cách điều trị bệnh lậu như thế nào an toàn và hiệu quả? Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp điều trị khác nhau.

Thuốc điều trị bệnh lậu
  • Trường hợp bệnh nhẹ, bệnh ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể điều trị nội khoa bằng thuốc. Bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh đặc trị để chống lại vi khuẩn lậu.
  • Nếu điều trị bằng thuốc không mang đến tác dụng. Bệnh nhân được chỉ định áp dụng biện pháp ngoại khoa giúp điều trị lậu triệt để. Hiện nay, phương pháp đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu (sóng hồng ngoại, viba) được đánh giá là cách điều trị lậu hiệu quả và triệt để nhất.

Phương pháp này có ưu điểm là phá hủy được nguyên thể của vi khuẩn lậu, ngăn ngừa tình trạng tái phát, tiêu viêm, không ảnh hưởng đến mô lành tính xung quanh,... Thuốc đông y giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của tây y,...

Những phương pháp phòng tránh bệnh lậu

Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội có tốc độ lây lan mạnh và khó chữa nhất hiện nay. Thậm chí, khi đã điều trị khỏi mà bạn không biết phòng tránh đúng cách, bệnh xã hội lậu vẫn có thể tái phát trở lại. Do đó, việc sàng lọc vi khuẩn lậu cũng như các bệnh xã hội khác là điều rất cần thiết.

Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng giúp người bệnh có thể phát hiện bệnh sớm ngay từ giai đoạn đầu. Từ đó, người bệnh có hướng điều trị hiệu quả, triệt để và tránh tái phát.

Đặc biệt, với đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành, dịch vụ tư vấn, khám chữa bệnh chuyên nghiệp, trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tối đa.

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết bệnh lậu là gì? Con đường lây nhiễm và cách điều trị hiệu quả. Mọi chi tiết cần giải đáp vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.



Các tìm kiếm liên quan đến bệnh lậu

bệnh lậu nam

cách chữa bệnh lậu

bệnh lậu lâu năm

bệnh lậu có chữa được không

cách chữa bệnh lậu tại nhà

bệnh lậu có chữa khỏi hẳn được không

dấu hiệu bệnh lậu ở nữ

bệnh lậu lây qua đường nào